Thế Giới Của Tôi Chỉ Có Anh Ấy – Chương 3,4

3.

 

Ba mẹ Châu Đình Vân mất trong một t ai n ạ n ô tô.

 

Tôi không thể hiểu nổi tại sao vô số những chiếc xe con hình hộp có bánh lại gây thương t í ch cho con người, thậm chí dẫn đến t ử v o n g.

 

Nhưng Châu Đình Vân thực sự không phải là một người giám hộ giỏi.

 

Có rất nhiều thứ anh ấy chỉ giải thích một lần cho tôi, hoặc là không giải thích gì hết.

 

Tôi nói không rõ, anh ấy liền mua một đống dạy trẻ sơ sinh tập nói rồi bật trên ti vi từ sáng tới tối.

 

Tôi ăn cơm vội vàng, hấp tấp, anh ấy chỉ gõ bào mép chén một lần rồi mặc kệ tôi.

 

Tôi được 7,8 tuổi rồi, ngoại trừ chạy, tôi chẳng biết gì cả. Một hôm nọ, Châu Đình Vân ở trong phòng sách rất lâu và tìm được một chồng sách. Anh ấy đặt “cạch” xuống trước mặt tôi rồi để cho tôi tự mày mò.

 

Tôi và nhân vật cô giáo hoạt hình đeo kính trong sách mắt lớn trừng mắt nhỏ mà vẫn không hiểu mô tê gì.

 

Đến cuối cùng, khi tôi biết được con chữ, tôi bất giác lật những cuốn này ra xem mới phát hiện, trời ạ, chúng đều là sách toán, khoa học tiếng anh lớp năm, lớp sáu của Châu Đình Vân.

 

Anh ấy hỏi tôi mấy tuổi, tôi lấy giấy khai sinh của mình cho anh ấy xem. Tôi không biết những chữ trên đó.

 

Nhưng tôi biết nó rất quan trọng. Mỗi lần cô giáo cầm tờ giấy này đưa cho những người giàu có mặc đồ sang trọng thỉnh thoảng ghé tới chỗ chúng tôi đều cười toe toét. Có lần tôi cố ý gây chuyện, tôi đã lấy tất cả giấy khai sinh cất trong tủ đi. Một chị gái ở cô nhi viện đã lén lút nhét nó dưới ngối tôi khi tôi bị tóm lại và nhận trận đòn nhừ t ử.

 

Tôi đưa nó cho Châu Đình Vân.

 

Hè sắp kết thúc, Châu Đình Vẫn dẫn tôi đi chụp rất nhiều ảnh, đưa tôi đi chơi vài lần, rồi lại bỏ tôi ở nhà mấy ngày. Đến khi quay lại thì ném một bộ đồ trắng vừa vặn, cùng một chiếc túi màu xanh dương cho tôi và bảo tôi đi học.

 

Đi học là một từ hoàn toàn mới lạ với tôi. Ở đây có một rổ Pandas

 

Anh ấy đưa tôi vào bên trong lan can sắt biết di động, phía ngoài có một bác lớn tuổi mặc đồ xanh dương đậm, tiếng trẻ con thì gào khóc xung quanh. Hình như khá giống với những gì tôi thấy trong cô nhi viện. Tuy nhiên, nó không quá khích và khổ sở đên vậy.

 

Tôi kéo tay áo anh ấy rồi nhìn anh ấy. Tôi sợ anh không cần tôi nữa.

 

“Em muốn làm gì? Không đi học thì sẽ thành đồ bỏ.”

 

Tôi có thể được coi là khá thông minh. Trong vòng hai tháng nhồi nhét đĩa và phim hoạt hình, tôi có thể hiểu đại khái lời Châu Đình Vân nói. Nhưng tôi không biết chữ, cũng không nói được. Châu Đình Vân thì mất kiên nhẫn, tiến độ học cứ chậm rì rì.

 

“Anh… anh không cần em?” Ngón tay tôi chỉ vào chính mình.

 

“Cái gì mà không cần. Ở đây có giáo viên dạy em đọc chữ, đọc sách, học kiến thức. Em còn có thể kết bạn nhiều bạn tốt, hòa nhập với những đứa trẻ bình thường.”

 

Giáo viên là một từ nhạy cảm, khiến tôi nhớ tới cô giáo trong trại trẻ mồ côi.

 

Tôi vén tay áo lên cho anh ấy xem. Bên trên là chằng chịt s ẹ o màu nâu nhạt. Chúng đã biến thành một phần cơ thể mãi không phai của tôi.

 

Anh ấy xoa đầu tôi. Tối qua anh ấy đã rủ lòng từ giúp tôi gội đầu và hong tóc, bởi tôi luôn dùng xà bông hoặc bột giặt xới tung mớ tóc trên đầu mình. Cả b.í.m tóc cũng do anh ấy tết cho tôi. Nhưng nó lỏng quá, anh ấy vừa sờ đến liền bung ra.

 

Anh ấy ngồi xổm xuống, nghiêng đầu nhìn tôi: “Ở đây sẽ không có ai đ á n h em. Nếu có, em nói cho tôi biết. Ngoan, nghe giảng bài cho tốt. Chiều năm giờ tôi đến đón em.”

 

 

“Mèo con…”

 

Anh lại mất kiên nhẫn: “Tối về nhà là có thể gặp rồi.”

 

Lâu thật lâu sau đó, lúc tôi vào trường cấp ba của Châu Đình Vân thì anh ấy đã nổi lên trong giới giải trí. Bấy giờ, tôi mới biết năm lớp 10 và 11, anh ấy hầu như không tham gia tiết tự học buổi tối mà lãng phí thời gian ở nhà bên tôi, nấu cho tôi những bữa ăn chiếu lệ nhưng chưa vao giờ trùng món.  

 

4.

 

Rốt cuộc, tôi cũng được ở lại đến cuối tuần. Châu Đình Vân đặc biệt xin đoàn phim nghỉ vài ngày để tham gia hoạt động quảng cáo. Theo lời Keiny nói thì giờ ăn đều phải tuân thủ lịch trình.

 

Tôi gom vật dụng cá nhân của Châu Đình Vân và làm trợ lý một ngày của anh ấy.

 

Châu Đình Vân luôn mặc tôi muốn làm gì thì làm. Anh ấy không rảnh quan tâm tôi.

 

Trên đường chuyển đến địa điểm kế tiếp, tôi đưa khẩu trang, bịt mắt và miếng nhét tai để anh ấy nghỉ ngơi một lát.

 

Châu Đình Vân không nhận mà nhìn tôi hồi lâu, vươn tay lau giọt mồ hôi trên trán tôi.

 

“Không ở trường chăm chỉ học hành lại chạy tới đây làm sai vặt, em đang nghĩ cái gì vậy?” Giọng anh ấy hơi khô. Để duy trì trạng thái và tiết kiệm thời gian, đã mấy tiếng đồng hồ anh ấy không uống một ngụm nước nào.

 

Tôi đưa ly nước cho anh: “Anh không về nhà hai tháng rồi. Em nhớ anh, muốn gặp anh. Kiến thức trên trường em có thể tự học, hai giáo sư cũng không có điểm danh…”

 

“Nhiệm vụ của học sinh là phải học cho tốt. Sao lại học ba cái trò khôn lỏi này.”

 

Không đợi tôi trả lời, anh ấy vừa lấy bịt mắt đeo lên vừa nói: “Không có lần sau.”

 

“Vậy nghỉ hè thì sao? Em có thể đến tìm anh lúc nghỉ hè không? Sinh viên đại học nghỉ hè không có bài tập về nhà.”

 

Anh ấy tựa lưng lên ghế, nhét miếng bịt tai vào: “Nghỉ hè không muốn, cứ muốn tới phơi nắng à?”

 

Tôi lôi kéo cánh tay anh ấy, anh ấy không rụt về, nhưng cũng không nói gì.

 

Keiny đang ngồi phía trước quay lại, ra hiệu cho tôi, ý bảo để cho anh ấy nghỉ ngơi một lúc.

 

Tôi nghiêng đầu nhẹ nhàng tựa lên vai Châu Đình Vân. Mùi mỹ phẩm trang điểm hòa quyện thoang thoảng trên người anh ấy. Nhưng khi ngửi hồi lâu, mùi hương bề mặt này tan đi, một tầng hương chanh dịu nhẹ, sâu lắng quen thuộc trên cơ thể anh ấy dần nổi lên.

 

Tôi nhớ lần đầu tiên mình dùng sữa tắm hương chanh. Khi ấy tôi học lớp ba, Châu Đình Vân thay đồ vệ sinh cá nhân ở nhà, tôi đã rất ngạc nhiên trước mùi hương của loại sữa tắm chanh này. Tôi ôm chai nhựa chạy ra ngoài và giơ lên trước mặt anh ấy.

 

“Thơm quá, ngửi thơm quá.”

 

Lúc bấy giờ, Châu Đình Vân đã học lớp mười hai mà tôi chẳng hề hay biết. Bởi lẽ anh ấy vẫn đều đặn đưa tôi đi học, đón tôi đúng giờ.

 

Trong bếp, nồi canh liu riu dưới lửa nhỏ, tiếng nước sôi đều đặn vọng tới. Châu Đình Vân xoay bút, nhìn bài kiểm tra đặt trên bàn.

 

Nghe tôi nói, anh ấy tiện tay chỉ vào nước rửa chén trong nhà bếp: “Em ngửi xem có giống cái đó không?”

 

Tôi chạy đi mở chai nước rửa chén. Lúc đầu quả thực có hơi giống, nhưng sau đó thì khác hoàn toàn. Một bên dịu nhẹ, một bên chua cay; một bên thoang thoảng thơm lâu, một bên nồng và dễ bay mùi.

 

Tôi chống cằm lên bàn, nheo mắt nhìn anh ấy viết, ngón tay thì chọc đâu đó vài chỗ: “5, 9, của, nước…” muốn thể hiện cho anh ấy thấy những chữ mà tôi biết.

 

Anh ấy trở tay, gõ cây bút lên trán tôi: “Đi làm bài tập.”

Chương trướcChương tiếp

Truyện cùng thể loại