Xuyên không thành một cô gái ngốc nghếch mang bụng bầu – Chương 1050

Tương Ngọc Đình lại rất dễ tính: “Nếu chiến sĩ thi đua có chí tiến thủ thì tất nhiên được rồi, đây là chuyện tốt mà.”

Nghĩ mà xem, chiến sĩ thi đua vốn không biết chữ, dưới sự chiếu sáng của Đảng, quyết tâm tiến lên, chẳng những cày ruộng giỏi, mà còn đọc sách học tập kiến thức văn hóa, nhờ vào tự học đạt đến trình độ tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, đây là việc đáng tự hào.

Phải ra sức tuyên truyền.

Tương Ngọc Đình cùng Liễu Hồng Kỳ mở cuộc họp, nghĩ rằng có thể thực hiện được, là chuyện rất tốt. Sau đó Tương Ngọc Đình lại chạy đến sở giáo dục một chuyến để xin ý kiến về việc này.

Sở giáo dục huyện lại xin ý kiến bí thư Lữ, rồi xin ý kiến sở giáo dục khu vực… kết quả là thành công rồi.

Sau cuộc họp nghiên cứu và quyết định, phát bằng tốt nghiệp tiểu học cho hai chiến sĩ thi đua, ngang bằng học lực bằng tốt nghiệp tự học trung học cơ sở và bằng tốt nghiệp tự học trung học phổ thông.

Bọn họ nghiên cứu về một danh hiệu: “Chứng chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở chiến sĩ thi đua tự học thành tài”, chứng chỉ này được công nhận chính thức, thành tích của từng môn học cũng sẽ được ghi trên chứng chỉ.

Sau đó, một số người chuyên nghiên cứu về lịch sử giai đoạn này cho rằng đây chắc là tiền thân của Trường Đại học Công Nông Binh, hoặc có thể nói đó là một hình thức khởi động của Trường Đại học Công Nông Binh. Bởi vì vào tháng sáu năm sau, chính quyền trung ương thông báo cải cách tuyển sinh cho các trường trung học, trường đại học và học viện. Chuyển từ thi tuyển sang hình thức kết hợp giữa tiến cử và tuyển chọn, chỉ vì giáo viên và học sinh nhà trường bận rộn với các phong trào văn hóa nên cũng không có thời gian để thực hiện cải cách giáo dục.

Có được tiền lệ này, nhiều chiến sĩ thi đua từ mọi tầng lớp xã hội cho dù chưa được học nhiều cũng có thể nhận được bằng tốt nghiệp giáo dục sơ đẳng, họ có thể được tiến cử làm học viên công nông binh và vào học trường đại học và học viện.

Tất nhiên là trình độ của bọn họ không thể nào so sánh với Mạc Như và Chu Minh Dũ.

Chẳng mấy chốc, cả hai đã lấy được bằng tốt nghiệp tự học trường tiểu học và trung học cơ sở, sau đó đến trường trung học phổ thông huyện điểm danh, không cần đi học, nhưng phải tham gia kỳ thi cuối kỳ.

Chỉ cần mỗi lần thi cuối kỳ đều có thể đạt đủ điểm thì đến khi tốt nghiệp có thể phát bằng tốt nghiệp, bởi vì bọn họ không đi học chính thức ở trường, hơn nữa đã kết hôn và sinh con nên không thể tham gia thi vào đại học.

Tình hình của bọn họ cũng giống như các đơn vị giới thiệu công nhân của mình đến trường bồi dưỡng, sau khi lấy được bằng tốt nghiệp sẽ quay về đơn vị ban đầu để làm việc.

Cả hai cũng không vội, dù sao lấy bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trước là được.

Chớp mắt đã sang mùa đông rồi.

Mùa đông chỉ cần bắt đầu đóng băng, nông thôn về cơ bản là thời gian hoàn toàn nông nhàn. Chỉ sau năm 1955, họ mới bận rộn tổ chức mở kênh sửa đập chứa nước, mùa đông lao động nam đi lính, sau này để hưởng ứng công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nhanh và tiết kiệm, đại đội công xã cũng tất bật đào mương sửa đường, cơ bản là không nhàn rỗi.

Nhưng trong ba năm khó khăn, mùa đông lại nhàn rỗi, mấy năm nay tự suy ngẫm lại, ngoại trừ phong trào giáo dục xã hội thời vụ nông nhàn ra, căn bản chưa từng làm việc gì khác.

Năm nay phong trào giáo dục xã hội nông thôn cũng ngừng chuyển đến thành phố, các nông dân cũng hoàn toàn trốn trong nhà trú đông.

Các xưởng làm giấy và lò gạch mở rộng quy mô, ngoài những lao động nam trong thôn đến làm việc, những lao động nam từ các đại đội bên ngoài cũng đi tìm việc làm.

Ngoài ra, trong năm nay, thôn còn xây dựng trại nuôi heo sinh thái, nhà kính trồng rau và hầm khí đốt, về cơ bản đây là công việc của phụ nữ.

Hiện tại, bốn phụ nữ Đinh Lan Anh và Vương Kim Thu cùng nhau trông nhà kính trồng nấm, trại nuôi gà cũng cần năm phụ nữ, trại nuôi heo cần ít nhất mười nam nữ thanh niên làm việc, cộng với một số người lớn tuổi giúp vần công.

Nhà kính trồng rau của trại nuôi heo, do không có màng nhựa nên ngoài nhà kính trồng nấm ra, chỉ che phủ chưa đến một mẫu.

Bên trong được cắt tỉa thành luống rau, tưới bã phân bón bằng khí đốt, trồng một số loại rau xanh nhỏ, dưa chuột, đậu cô-ve và cà chua. Để tận dụng không gian nhà kính, ngoài mặt đất, Chu Minh Dũ còn thiết kế thêm một số kệ để có thể trồng các loại rau củ quả, trong đó có dâu tây.

Vì ruộng rau không sử dụng phân bón hóa học, toàn là phân bón nhà nông màu xanh, nước tưới là nước giếng trong không gian của Mạc Như nên cho dù rau trái vụ cũng mềm và ngon không kém rau trái mùa.

Đây là một nguồn cung cấp rau đặc biệt, tất nhiên không phải là thứ mà người bình thường có thể ăn được, người trong thôn cũng không nỡ ăn, toàn bộ đều phải bán cho hợp tác xã để có thêm nguôn cung ứng vật tư. Nghe chủ nhiệm Hạ nói rằng nó sẽ được vận chuyển thẳng đến huyện lị bằng xe lửa, về việc đi đâu, đó không phải là điều họ có thể hỏi.

Lúc này vật tư khan hiếm vô cùng, bọn họ không đến chợ chào hàng, cho dù đắt cũng không sợ không bán được. Kể từ khi bọn họ báo cáo các loại nhà kính trồng rau và trái cây với hợp tác xã, hợp tác xã đã đặt hàng hết toàn bộ.

Trần Ái Nguyệt bận rộn tuyên truyền, cán bộ huyện ủy đã xuống kiểm tra trong đợt thu hoạch rau đầu tiên, Sau khi nhân viên tuyên truyền viết bản thảo, báo chí địa phương không ngừng báo cáo tuyên truyền nên trại nuôi heo và nhà kính trồng rau của đại đội Tiên Phong đã được đăng lên “Nhân Dân nhật báo”.

Kể từ đó, có rất nhiều người từ các công xã, huyện, khu vực và thậm chí là các tỉnh đã đến tham quan phương pháp nuôi lợn độc đáo và nhà kính trồng rau của đại đội Tiên Phong.

Vừa bước vào thôn, nhìn thấy những con đường gọn gàng sạch sẽ của đại đội Tiên Phong, thoạt đầu ai cũng phải giật mình, rồi ngỡ ngàng khi nhìn thấy trại nuôi heo. Nhiều người bày tỏ sẽ tiếp tục cử người đến học tập, mong rằng chiến sĩ thi đua có thể ra sức chỉ đạo, nỗ lực thúc đẩy phương pháp chăn nuôi lợn và trồng rau này trên phạm vi toàn quốc.

Nhìn thấy có những người lộ vẻ điên cuồng giống như sắp có một trận đánh nhau, nhưng Chu Minh Dũ lại rất bình tĩnh, vì sợ bọn họ lại mắc tật xấu phóng vệ tinh. Nếu không quan tâm đến tình hình thực tế và khó khăn của đại đội của mình, cũng mặc kệ có phù hợp hay không thì chỉ muốn học theo, thậm chí một số cán bộ công xã cũng chỉ muốn áp đặt khi nhìn công xã Hồng Kỳ nở mày nở mặt giành vinh quang, quay về bảo các xã viên của công xã mình làm trại nuôi heo nhà kính gì đó, vậy thì chẳng những không thúc đẩy sản xuất mà còn gây lãng phí nhiều nhân lực và vật tư.

Dù sao công nghệ này vẫn chưa hoàn thiện, nó không phải là một lần làm xong rồi thôi, mà cần phải được cải thiện và duy trì.

Về vấn đề này, Chu Minh Dũ đã cố tình làm ra vẻ khó khi giải thích, nói rằng rất nguy hiểm, không cẩn thận sẽ nổ hầm khí đốt.

Những người kia hoảng hốt khi nghe thấy lời nói của anh, họ cho rằng cần phải quan sát thêm.

Dưới sự hướng dẫn cố tình của Chu Minh Dũ, các cán bộ đến tham quan vẫn giữ được lý trí, sau đó đại đội Tiên Phong phản ánh với công xã, bọn họ không có đủ lương thực để tiếp đãi một lượng lớn người tham quan nên vẫn phải xin các lãnh đạo chuyển lời, đừng có đến thường xuyên, điều này sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho đại đội Tiên Phong.

Tất nhiên có người ngưỡng mộ thì sẽ có người ganh tỵ, có người khen thì cũng sẽ có người chê.

Trên báo cũng bắt đầu xuất hiện một nếp sống đặc biệt, đó là tự hào về những điều mới, nhất là nhằm vào đại đội Tiên Phong. Nói rằng bọn họ không đơn giản như Đại Trại, chỉ trích họ theo đuổi lối sống của giai cấptư sản, theo đuổi an nhàn và cái đẹp, theo đuổi hưởng thụ, theo đuổi… Bởi vì đại đội Tiên Phong đã dọn dẹp thôn thật sạch sẽ và xinh đẹp, không giống như nông thôn đơn giản mà ngược lại giống như vườn hoa, như vậy thật chẳng ra gì. Đại đội Tiên Phong có nhiều nghề phụ như thế, đây là theo đuổi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, cũng chính là khinh thường sản xuất nông nghiệp, nên chặt đứt cái đuôi của tư bản chủ nghĩa.

Kết quả là ngay sau khi bài báo này ra mắt, đã có một lượng bài viết chống trả liên tục. Nhất là một bài trong số đó đã mắng chửi nhưng không tục, phản bác tan tác bài báo chỉ trích đại đội Tiên Phong, chỉ trích nó không nghiêm túc nghiên cứu các bài viết của lãnh đạo, không hiểu tinh thần của Đại Trại, hiện tại ‘Học công học nông học nhân dân học giải phóng quân, cái gọi là người có văn hóa nhưng không học hành chăm chỉ, mà lại công kích nông dân, đây rõ ràng là giai cấp tư sản có ý đồ riêng, mưu toan kìm hãm sự nhiệt tình của nông dân trong sáng tạo công việc. Bọn chúng dập tắt lòng hăng hái xây dựng của nông dân trong lúc cả nước đang ra sức phục hồi sản xuất nông nghiệp, rõ ràng là bọn phản động đang ẩn náu trong nội bộ nhân dân, có ý đồ bôi nhọ, hãm hại và ly gián, thật là nham hiểm.”

Cũng thật trùng hợp, ngay khi bài báo này ra đời, công tác phê bình văn hóa đã nổi dậy ở khắp nơi.

Cuối năm, thủ trưởng có một bài phát biểu cho thấy sự không hài lòng về việc không triệt để Bốn sạch và phê phán văn hóa chưa đủ ở nông thôn, yêu cầu tăng cường phê phán và giáo dục đối với các cơ quan chính quyền địa phương.

Chương trướcChương tiếp

Truyện cùng thể loại