ÔNG NỘI TÔI LÀ NGƯỜI RẤT CỐ CHẤP – CHƯƠNG 9

9

 

Ông nội thản nhiên bĩu môi:

 

"Ngày xưa, đồ của Đức bền lắm. Ai mà ngờ động cơ bây giờ lại nhạy cảm thế. Vụ này phải đòi nhà sản xuất, lỗi là của họ, họ phải bồi thường. Một túi đường mà cũng làm hỏng, bán cái gì mà đắt thế chứ."

 

Bố tôi vài lần mở miệng định nói gì đó, nhưng rồi lại thôi.

 

Ông quay lại, đ.ấ.m mạnh vào tường.

 

Ông nội thì vẫn tiếp tục càm ràm:

 

"Nói cho mà nghe, con phải kiện bọn họ! Mua cái xe đắt thế, thời của chúng tôi chẳng ai dám bán đồ kém chất lượng như vậy. Bây giờ người ta thật chẳng ra sao."

 

Bố tôi đ.ấ.m vào tủ giày bên cạnh:

 

"Ông im đi cho tôi nhờ!"

 

—–

 

"Bố, thế này là không được rồi. Ông nội không biết hậu quả nghiêm trọng, chỉ là muốn thử thôi mà."

 

Tôi trả lại câu nói đó cho ông.

 

"Ông không biết về xe cộ bây giờ, sao bố lại không tôn trọng ông ấy chứ? Dù sao, ông ấy cũng là bố của bố, là người lớn mà."

 

Bố tôi thở phì phò, tức giận.

 

Ông nhìn tôi, rồi nhìn ông nội, người chẳng quan tâm đến bất cứ điều gì.

 

Rồi bố vung tay tự tát mình hai cái.

 

Ông nội hạ thấp mí mắt, miệng nhếch lên:

 

"Người có bản lĩnh không bao giờ tự giận mình. Hồi xưa, khó khăn thế nào chúng tôi cũng vượt qua, ai cũng như mày thì chẳng làm được gì. Đàn ông con trai sao lại yếu đuối thế."

 

Tôi đã trách nhầm ông rồi, ông không phải là trọng nam khinh nữ.

 

Ông công kích không chừa một ai.

 

Người ở quê đều nói rằng bà nội bị ông làm tức chết, có lẽ họ nói không sai.

 

Mẹ tôi như một người mẹ hiền, ngồi cạnh bố, nhẹ nhàng an ủi ông.

 

Bà ấy ôm đầu bố tôi vào lòng, nhẹ nhàng vỗ lưng ông, để mặc ông khóc nức nở trong lòng bà.

 

Tôi đột nhiên nhớ ra, bà chưa bao giờ an ủi tôi như vậy.

 

Dù tôi có chịu ấm ức đến đâu, bà cũng chỉ hời hợt vài câu, bảo tôi phải nghe lời, hiểu chuyện và tôn trọng người lớn.

 

Một lúc sau, mẹ tôi cầm điện thoại gọi cho bà ngoại, lời lẽ ngắn gọn, chủ đề rõ ràng: xin tiền.

 

Sau khi nhận được câu trả lời thỏa đáng, tâm trạng của bố tôi lập tức tốt lên.

 

 

"Thôi, bố không biết bây giờ bọn thương gia xấu xa thế nào, cũng thông cảm được. Xe thì sửa là xong, nhưng bố mẹ chỉ có một thôi."

 

Ông nói như thể người bà đã c.h.ế.t vì bị ông chọc tức chưa bao giờ tồn tại.

 

Ông nội tôi gật đầu, lắc lư như một con búp bê trên xe:

 

"Đúng rồi, phải thoáng lên, đừng có vì chuyện nhỏ mà than vãn."

 

Mẹ tôi cũng cười mãn nguyện ở bên cạnh.

 

Tôi cũng cười.

 

Hy vọng khi bà biết bà ngoại sẽ không cho bà tiền nữa, bà vẫn có thể vui như vậy.

 

—–

 

Có người lo cho tổn thất, bố tôi thở phào nhẹ nhõm.

 

Ông vừa hát, vừa không quên khoe khoang với tôi:

 

"Con phải học tập bố, biết tôn trọng người lớn, hiểu lễ nghĩa thì mới sống được."

 

"Cạnh tranh vị trí này có nhiều người lắm, sao cuối cùng lại là bố? Tất nhiên là vì bố linh hoạt, biết đối nhân xử thế và hiểu tính cách của sếp."

 

Tôi nịnh nọt, đưa cho ông quả quýt đã bóc sẵn:

 

"Đúng là giỏi quá! Bố dạy con đi."

 

Bố tôi nhận lấy quýt, tách một miếng nhét vào miệng:

 

"Để bố hỏi con một câu."

 

"Nếu con chơi mạt chược với sếp, con nên chơi thế nào?"

 

Tôi chớp mắt:

 

"Chơi bình thường?"

 

Bố tôi cười khẩy:

 

"Đầu óc con ngu ngốc thế. Con phải thua, còn phải vỗ đùi kêu mình chơi dở, rồi tán dương sếp có vận may tốt."

 

"Thế bố thua bao nhiêu tiền rồi?"

 

"Vài ngày trước bố thua năm vạn. Nhưng thua tiền này không uổng, con xem, bố thăng chức rồi đúng không."

 

"Chuyện này đừng để người khác biết nhé, nói ra không hay đâu."

 

Tôi đồng ý ngay lập tức.

 

Tôi chắc chắn sẽ không nói với ai, cũng không để lộ ra ngoài.

 

Tôi chỉ tiện miệng nói vài câu ở nhà, rằng sếp thắng bố tôi năm vạn tiền mạt chược.

 

Chương trướcChương tiếp

Truyện cùng thể loại