Xuyên không thành một cô gái ngốc nghếch mang bụng bầu – Chương 1010

Nói xong, bà còn lặng lẽ nhét một hào vào túi của Chu Thất Thất, bảo cô bé để dành mua kẹo ăn, cả hai còn nháy mắt với nhau không để ba mẹ biết.

Mạc Như giả vờ không nhìn thấy.

Nay cuộc sống tốt hơn, quỳ lạy vào năm mới, Trương Thúy Hoa cũng cho bọn trẻ tiền mừng tuổi.

Đứa nào đi học thì cho năm xu, không đi học thì cho hai xu.

Náo nhiệt hai ngày, mùng ba bắt đầu đi thăm họ hàng, Mạc Như cũng dẫn con về nhà mẹ đẻ ở ba ngày, cô còn đến thành phố chúc tết mẹ Khâu, nhà học Phó, rồi đón Phó Trân đến ở hai ngày.

Ban đầu dự định đợi đến sau tháng hai mới bắt đầu xây dựng xưởng giấy và lò gạch, nhưng đến mùng tám mùng chín tháng giêng âm lịch, một số người không đợi được đã đến hỏi khi nào khởi công.

Mua gấp gáp, làm việc cũng gấp gáp Chu Minh Dũ quyết định mùng mười khởi công.

Các xã viên có bận mỏi mệt đến mấy cũng cảm thấy vui khi kiếm được tiền.

Vào ngày rằm tháng giêng âm lịch, đại đội và nhà trường tổ chức lễ hội đèn lồng, nói là lễ hội đèn lồng nhưng thực ra là chỉ thắp bốn năm chiếc đèn lồng và treo vài câu đố mà thôi. Hầu hết các xã viên đều không biết chữ, đọc đâu có hiểu, cuối cùng cũng có người đọc có người đoán, thậm chí nó còn diễn biến thành các xã viên thay phiên nhau đưa ra các câu đố để mọi người cùng đoán.

Cùng nhau tham gia, hoạt đồng càng có ý nghĩa hơn, náo nhiệt đến khuya mới giải tán.

Sau ngày mười lăm, đội sản xuất lại bắt đầu sửa chữa nông cụ và chuẩn bị cho việc cày bừa vụ xuân và gieo trồng vụ xuân sau tháng hai.

Chu Minh Dũ và Mạc Như bàn bạc muốn làm giảm quy mô của trại chăn nuôi, có thể giảm giá gà cho các xã viên để họ mang về nhà nuôi, dù sao hiện tại cũng có nhiều xã viên mua gà vịt từ trại gà về nuôi.

Hiện tại có đất phân phối, tình hình kinh tế của đội sản xuất cũng được cải thiện. Các xã viên có thể nuôi gà, vịt, lợn trong nhà. Trước đây lương thực không đủ, gia đình các xã viên không nuôi nỗi cũng không có cách nào. Hiện tại nếu có thể thì nên để cho họ nuôi, để tránh sau này lại nói chiến sĩ thi đua chiếm đoạt các trại chăn nuôi trong thôn, không cho phép các xã viên nuôi gia cầm gia súc.

Mạc Như tất nhiên cũng đồng ý.

Vậy nên bọn họ báo tin cho Chu Thành Chí, Chu Thành Chí chỉ giỏi cày cấy, còn Chu Minh Dũ quyết định nghề phụ.

Khi đội sản xuất tổ chức họp vào buổi tối, như thường lệ, mỗi gia đình có quyền phát biểu trong cuộc họp, Chu Thành Chí trước tiên nói về công việc chung của năm nay và sắp xếp.

Cuối cùng nói về chuyện của trại nuôi gà.

“Đội trưởng, giảm bớt quy mô trại nuôi gà thì nhiệm vụ của hợp tác xã phải làm sao? Có phải là chia cho các xã viên?”

Hợp tác xã có vai trò kết nối thành phố và nông thôn, hàng công nghiệp đến nông thôn, nông sản đến thành phố, đều dựa vào nó để điều chỉnh. Trứng gà là một nhiệm vụ rất quan trọng.

Trước đây các xã viên nuôi gà, quy định trứng gà phải bán cho hợp tác xã, không cho phép tự ý trao đổi mua bán riêng, mỗi đội sản xuất đều có nhiệm vụ, rồi đội sản xuất phân chia cho các xã viên.

Kể từ khi có chiến sĩ thi đua xây dựng trại nuôi gà, các xã viên nhẹ nhàng hơn rất nhiều, muốn ăn trứng gà thì mua ở trại nuôi gà, cũng không cần giao nộp nhiệm vụ cho hợp tác xã, dù sao đại đội bọn họ có nhiều nghề phụ, mọi người có thể làm việc vặt kiếm tiền, cái m.ô.n.g gà đã không thể làm ngân hàng của họ được nữa.

Lúc này nếu còn phải nuôi gà thì có một số người sẽ không thích nuôi.

Mạc Như nói: “Mọi người không cần phải lo nhiệm vụ của hợp tác xã, trại nuôi gà có thể hoàn thành toàn bộ.”

“Nếu là như thế thì chúng tôi không muốn nuôi.” Ngô Mỹ Anh hét to: “Chúng tôi nuôi gà, thời điểm tốt thì hai ngày đẻ trứng, thời điểm bình thường thì ba bốn ngày đẻ trứng, có những con gà ở trại nuôi gà ít nhất hai ngày đẻ một quả, thôi bỏ đi, không nuôi nữa.”

Cô ta vừa nói không nuôi, có rất nhiều người cũng tỏ ý không muốn nuôi.

Mạc Như nói: “Không gò ép, muốn nuôi thì có thể nuôi nhiều, không muốn nuôi thì không nuôi, đều là tự nguyện cả.”

Tự nguyện, sau này nếu có người đến điều tra thì cũng không nói ra được điều gì.

Hầu hết mọi người đều không thích nuôi, sân nuôi gà dơ bẩn thì không nói, tự mình nuôi cũng không đẻ trứng, hiện tại cũng không trông mong việc nuôi gà kiếm mấy đồng nữa, cần gì phải rắc tối như thế?

Dù sao muốn ăn thì đến trại nuôi gà mua, mua từ đại đội của mình sẽ rẻ hơn ở ngoài nhiều.

Thảo luận xong chuyện trại nuôi gà, Chu Minh Dũ đề nghị bàn bạc về chuyện vườn cây ăn quả của đại đội Tiên Phong, đây cũng là vấn đề mà anh và Mạc Như đã bàn với nhau vào mùa đông

Trước đây không trồng cây ăn quả, chủ yếu là do sâu bọ có hại hoành hành, không ra trái được còn lãng phí đất, hiện tại có chiến sĩ thi đua bắt sâu bọ rồi nên tất nhiên Chu Thành Chí cũng đồng ý trồng cây ăn quả rồi.

Nộp trái cây cho hợp tác xã cũng có thể kiếm tiền, kiếm được phúc lợi khác.

Nay lương thực có thể ăn no, đất phân phối cũng có rau, trứng gà cũng không thiếu, có rất nhiều người bắt đầu nghĩ đến việc kiếm một số đồ ăn vặt để ăn.

Nếu có trái cây ăn thì đương nhiên sẽ rất tốt, hơn nữa cũng giải quyết được một phần công việc của các ông cụ. Bọn họ đến lò gạch không làm nỗi, nhưng chăm sóc vườn cây ăn quả thì có thể làm được.

Căn bản không cần bàn bạc, nhất trí thông qua hết.

Ngay sau đó, Chu Minh Quý, Chu Ngọc Quý, Trần Phúc Hải nghe nói đội hai muốn trồng vườn cây ăn quả. Bọn họ tỏ ý muốn cùng nhau trồng, để đội hai dẫn đầu, đến lúc đó cùng nhau phân công.

Chu Thành Chí không vui khi ở cùng bọn họ, nhưng bọn họ lại có thái độ tốt như vậy, ông cũng biết muốn được thơm lây chiến sĩ thi đua thì phải đồng ý.

Vì vậy, họ phân ranh giới gần bờ sông phía tây, phần mộ tổ tiên ban đầu, bãi sông xung quanh phòng xay, đất hoang, ít đất, tổng cộng hơn năm mươi mẫu đất dùng để trồng cây ăn quả.

Sau này nếu phát triển tốt thì có thể tiếp tục mở rộng.

Về việc trồng loại cây ăn quả nào, Mạc Như và Chu Minh Dũ sớm đã lên kế hoạch cả rồi, huyện Cao Tiến nằm ở khu vực bắc ôn đới, ở địa phương thường thấy những loại cây ăn quả như táo, cây lê, cây đào, cây hạnh, anh đào, sơn tra…

Tất nhiên, bọn họ cần chọn những giống tốt, chẳng hạn như táo, đào, anh đào là những loại trái cây bán chạy nhất, thậm chí có thể trồng mỗi loại một vài loại giống. Bọn họ cũng có thể tối ưu hóa và cải tiến giống thông qua chiết cành và những cách khác, tin rằng có không gian làm chỗ dựa vững chắc, trái cây bọn họ sản xuất chắc chắn sẽ nổi tiếng.

Thực ra, lúc này khan hiếm vật tư, cơ bản không phải là vấn đề không bán được, mà là do nguồn hàng quá ít nên không thể bán được. Hơn nữa, hiện tại vận chuyển và bảo quản kém, trái cây dễ hư thối, chỉ có thể đến mùa mới ăn được, hoặc là phải ăn đồ hộp.

Vậy nên Mạc Như và Chu Minh Dũ rất tự tin về chuyện này.

Có không gian trong tay, thực sự không sợ gì nữa.

Vần đế tiếp theo là giống cây.

Chu Minh Dũ cũng có kế hoạch, anh muốn làm theo cả hai cách, vừa mọi người tìm kiếm những cây ăn quả nổi tiếng gần đó, cây táo nhà nào thơm, cây hạnh nhà nào ăn ngon, nhà nào có cây anh đào ngon, cây lựu…

Sau đó, họ đến các vùng sản xuất trái cây khác để mua cây giống hoặc cây ăn quả chín lớn hơn chút.

Người dân khi mua cây ăn quả thường mua cây non chứ không mua cây ăn quả trưởng thành vì cây trưởng thành không dễ lay chuyển và cũng rất dễ chết. Nhưng bọn họ có không gian bảo vệ, đưa cây non vào không gian, trước đây xác suất sống sót là chín mươi phần trăm, nhưng hiện tại có thể sống sót đến một trăm phần trăm.

Vài ngày sau, hai người đưa Chu Thành Liêm, Chu Bồi Cơ và những người khác đến công xã và huyện nghe ngóng tình hình, xem đại đội hay công xã nào có vườn cây ăn quả tốt, các huyện lân cận ở đâu có… Bọn họ thậm chí còn nhờ Ban lâm nghiệp của huyện ủy viết thư cho các huyện khác để hỏi về loại cây ăn trái nổi tiếng của họ.

Cuối cùng thì công sức của họ cũng được đền đáp, bọn họ lần lượt thu được một số cây non, cây ăn quả, những huyện đã hỏi đều có phản hồi sẵn sàng cung cấp miễn phí cho họ một lô cây giống anh đào, khi nào vận chuyển than sẽ tiện thể giúp họ chuyển đến huyện Cao Tiến.

Chu Minh Dũ cũng đến ban lâm nghiệp ở huyện mượn mấy cuốn sách về trồng cây ăn quả về đọc, đất đai gì phù hợp với loài cây gì, cách trồng, xây dựng, chiết cành… về nhà từ từ tìm tòi học hỏi.

Trong khi họ đang thu hái cây ăn quả thì đội sản xuất cũng bắt đầu cày ruộng, cảnh tượng gieo trồng vụ xuân bận rộn ở khắp nơi.

Mạc Như đã phân loại các loại cây ăn quả, luân phiên cho vào trong không gian, đợi sau khi vụ xuân kết thúc thì có thể trồng cây ăn quả.

Sau vài ngày cốc vũ, gieo trồng vụ xuân của đại đội Tiên Phong cũng kết thúc, chỉ giữ một một vài các xã viên kết thúc công việc, còn nhưng người khác thì tập trung trồng cây ăn quả.

Mặc dù buổi sáng và buổi tối trời vẫn mát mẻ, nhưng ban ngày cảnh xuân ấm áp, trời trong nắng ấm, trên mặt sông bập bềnh đàn ngỗng trắng và đàn vịt đang bơi lội vui đùa. Trên bờ sông, cỏ xanh và hoa dại nở, cảnh xuân nông thôn thật bình dị.

Mạc Như và Chu Minh Dũ cùng các xã viên bận rộn trong vườn cây ăn quả, Chu Tiểu Bát ngoan ngoãn đi theo bên cạnh cô trong chiếc áo khoác màu đỏ mặc ngược.

Chương trướcChương tiếp

Truyện cùng thể loại